Anh Tú – Diệu Nhi sau đám cưới  “tậu” ngay nhà mới phong cách Hàn Xẻng

08:54:46 04/01/2023 187

Đám cưới Diệu Nhi – Anh Tú là một trong những sự kiện đáng mong chờ nhất năm 2022 của Showbiz Việt. Kết thúc mối tình 7 năm bằng một đám cưới đẹp viên mãn, Anh Tú và Diệu Nhi nhận được sự  ngưỡng mộ, tình yêu thương, sự quan tâm rất nhiều từ khán giả, fan cũng như bạn bè đồng nghiệp.  Mới đây, sau 2 tháng về chung một nhà, vợ chồng Nhi – Tú đã khoe nhẹ về căn nhà mới “tậu” đẹp đốn tim fan, chuẩn phong cách Hàn Xẻng.

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp ngỡ ngàng của tòa nhà cao nhất Đông Nam Á, vượt mặt Landmark 81

15:08:42 23/12/2022 210

Tòa nhà chọc trời Merdeka 118 ở thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia sở hữu 118 tầng, với chiều cao lên tới 679,2 m. Với thành tựu kiến trúc này, Merdeka 118 chính thức là kiến trúc cao thứ 2 thế giới (chỉ cao sau Burj Khalifa ở Dubai - tòa nhà cao nhất trên thế giới với chiều cao 828m) và là tòa nhà cao nhất Đông Nam Á cho đến thời điểm hiện tại.

Thiết kế nội thất phong cách Nhật Bản hiện đại, đẹp say đắm lòng người

08:52:25 04/11/2022 207

Năm 2022, phong cách nội thất nhà ở được ưa chuộng nhất hẳn phải kể đến phong cách của Nhật Bản. Phong cách này thích hợp với những ai yêu thích về một lối sống hiện đại nhưng tối giản đầy tinh tế, sự gần gũi với thiên nhiên và bao trùm ngôi nhà là năng lượng chữa lành cực đỉnh. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về phong cách nội thất này, tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé, chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn đấy

1. Lịch sử hình thành kiến trúc thiết kế nội thất của Nhật Bản

Vào khoảng thế kỷ thử 7, kiến trúc nội thất của Nhật Bản bị ảnh hưởng nhiều giữa hai đất nước Trung Quốc và Hàn Quốc. Đến thế kỷ thứ 9, phong cách thiết kế nội thất của Nhật Bản bắt đầu mang cho mình những dấu ấn đặc biệt hơn , và hầu hết các công trình kiến trúc đều làm bằng gỗ. Những ngôi đền làm bằng gỗ từ đây xuất hiện ngày càng nhiều với những phong cách vô cùng đa dạng và cuốn hút.
Sang tới thời kỳ mang tên Edo, khoảng giữa thế kỉ 17 và 19 – kỉ nguyên bứt phá của nền kiến trúc nước Nhật. Phong cách trang trí nhà vườn kết hợp, một khu đất sâu và được trang trí bằng gạch thêm gỗ lộ thiên (phong cách thiết kế nội thất Machiya) tạo nên một dấu ấn rõ nét cho phong cách nhà ở tại Nhật Bản. Thế nhưng ngay sau giai đoạn này, kiến trúc Nhật lại chuyển hướng mang đôi nét hơi thở của Phương Tây.
Bước sang thế kỷ 19, phong cách thiết kế nội thất Phương Tây lại càng trở lên nổi bật khắp toàn đất nước Nhật Bản. Một xu thế xây dựng nhà mới đã được người dân nước Nhật vô cùng ưa chuộng với trần nhà gỗ truyền thống kết hợp với sàn gỗ và đèn chùm vô cùng huyền bí, tinh tế.  
Cho đến đầu thế kỉ 20, hầu hết người dân Nhật Bản vẫn sống trong không gian nhà ở đậm chất truyền thống nhưng pha vào đó luồng gió của sự hiện đại, đầy tiện nghi của Phương Tây, và sự kết hợp này tạo nên một nét mới rất riêng mang tên phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản.

2.Tại sao thiết kế nội thất Nhật Bản luôn được ưa chuộng

Ngày nay, mức sống xã hội được nâng cao, con người dần quan tâm hơn đến các giá trị tinh thần bền vững hơn. Việc xây dựng lên một ngôi nhà cũng vậy, nhu cầu giờ đây không chỉ dừng lại là một mái nhà che mưa che nắng mà còn có những đòi hỏi cao hơn về một mái ấm thực sự. Nhà là nơi thuộc về, nơi tâm hồn ta được vỗ về, bảo bọc. Sau một ngày dài học tập và làm việc mệt mỏi, đầy căng thẳng ở trường, ở cơ quan thì chỉ mong về nhà để xả hết những bộn bề và nghỉ ngơi.Thế là người ta tìm kiếm đến phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản, vì họ thấy mình ở đâu đó, thấy nơi chốn chính mình thuộc về. Thuộc về sự tự do trong không gian, đắm mình trong thiên nhiên, tối giản hết mức có thể,  ánh sáng tự nhiên gần gũi, tiện lợi cho việc dọn dẹp.

3. Phong cách nhà ở hiện đại và phong cách nhà ở truyền thống tại Nhật Bản khác biệt như nào

3.1.Truyền thống

 Shoji
Shoji – cánh cửa trượt. Ở phong cách nhà ở truyền thống Nhật Bản, tất cả các loại cửa đều không dùng cửa kính hay cửa kim loại mà sử dụng hoàn toàn bằng cánh cửa trượt Shoji. Shoji có cấu tạo đơn giản, nhẹ dễ dàng tháo rời và di chuyển. Trên cánh cửa có một lớp giấy mờ được gián lên khung gỗ. Tùy vào từng mục đích về ánh sáng mà tấm dán này sẽ trong suốt hoặc có màu trắng đục có in lên một vài họa tiết đơn giản. Lựa chọn màu trắng cho tấm dán cửa vì Nhật Bản yêu thích và luôn tìm kiếm sự giản đơn, nhẹ nhàng.
 
 
Thiết kế nội thất phong cách truyền thống Nhật Bản  - Cửa trượt Shoji ( Nguồn – Internet)
 
Fusuma
Fusuma là đặc trưng của kiến trúc Nhật Bản, chúng ta đã có thể quan sát được rất nhiều trên các phim truyền hình hay những bộ truyện tranh Doraemon Nhật Bản. Fusuma là những tấm chắn hình chữ nhật thẳng đứng vuông góc với mặt đất. Nó đóng vai trò như những chiếc cửa ra vào, nhưng linh hoạt và tiện dụng hơn những chiếc cửa cố định truyền thống. Những chiếc cửa này có tính năng trượt từ bên này sang bên kia, đôi khi còn người Nhật còn sử dụng chúng là những bức tường ngăn cách giữa các phòng với nhau. Ban đêm có thể kéo những vách ngăn này để tạo thành phòng ngủ, nhưng đến ban ngày chúng được gấp gọn gàng cất vào trong tủ, tạo ra một không gian phòng khách rộng rãi, thoáng đãng. Điều này là một ưu điểm về tiết kiệm không gian nội thất thiết kế theo phong cách Nhật Bản.
 
 
Thiết kế nội thất phong cách truyền thống Nhật Bản  - Vách cửa Fusuma ( Nguồn – Internet)
 
 
Hành lang Engawa
Đây có thể được gọi là phần hiên của căn nhà thiết kế theo phong cách Nhật Bản. Engawa được biết là một dải viền được làm bằng gỗ, nó bao quanh các phòng xuyên suốt toàn bộ căn nhà, phía dưới sẽ được đặt một tảng đá giúp dễ dàng hơn cho việc bước xuống. Chủ nhà có thể sử dụng phần thềm bao quanh ngôi nhà này để tiếp khách, uống trà hay đọc sách, tiếp xúc gần hơn với thiên nhiên và khí trời trong lành.
 
 
Thiết kế nội thất phong cách truyền thống Nhật Bản  - Engawa ( Nguồn – Internet)
 
Bàn thấp Chabudai
Chiếc bàn ăn gắn kết gia đình Nhật – Chabudai. Không giống với những chiếc bàn thông thường khác, Chabudai có chiều cao khá thấp chỉ khoảng 30cm và thời sơ khai nó chỉ cao có 15cm mà thôi. Tuy nhiên chiều dài và chiều rộng lại không được cố định, tùy vào kích thước không gian căn phòng mà chủ nhà lựa chọn kích thước cho bàn ăn Chabudai phù hợp, hài hòa nhất với căn phong của gia đình mình. Đi kèm với nó có thể sẽ là chiếc chiếu Tatami hoặc đệm Zabuton, được làm chủ yếu từ gỗ thông và gỗ sồi. Người Nhật rất yêu thích  sử dụng bàn Chabudai vì nó dễ cất giữ và di chuyển lại có độ bền cao. Hơn thế nữa, người Nhật cho rằng Chabudai có thể làm tăng tính gắn kết giữa các thành viên trong gia đình khi cùng quây quần quanh bàn để thưởng thức bữa cơm nhà.
 
 
Thiết kế nội thất phong cách truyền thống Nhật Bản  - Chabudai ( Nguồn – Internet)
 

3.2. Hiện đại

Hệ thống cửa lớn
Ở mọi thiết kế của người Nhật, họ luôn mong muốn hướng đến thiên nhiên, sự đơn giản để tìm được sự yên bình, thư thái trong từng giây phút được sống trong chính ngôi nhà của mình. Vì vậy mà họ sử dụng những chiếc cửa lớn để tận dụng và thu về nhiều ánh sáng hơn cho ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó những chiếc cửa sổ có khung vuông hay khung chữ nhật lớn được người Nhật vô cùng yêu thích vì sự tiện nghi và đủ đầy về tính thẩm mỹ.
 
 
Thiết kế nội thất phong cách hiện đại Nhật Bản ( Nguồn – Internet)
 
Màu sắc trung tính, gam màu tự nhiên
Đối với người Nhật, sự lựa chọn ưu tiên tuyệt đối luôn là những gam màu trầm, hoặc trung tính. Những gam màu này giúp tôn lên sự ấm cúng, trang nhã đầy tinh tế.
Vật liệu nội thất bằng gỗ
Người Nhật vô cùng tỉ mỉ trong khâu chọn lựa chất liệu gia công nội thất cho ngôi nhà của mình. Vì là đất nước thường xuyên xảy ra động đất thiên tai, người Nhật ưu tiên những chất liệu nội thất có độ bền cao như gỗ. Chất liệu này được sử dụng cho hầu hết các bộ phận tường, trần, sàn; tuy nhiên một số chi tiết sẽ làm với độ giày mỏng thích hợp để vẫn lưu giữ được nét đặc trưng truyền thống của đất nước xứ sở hoa anh đào.
 
Thiết kế nội thất phong cách hiện đại Nhật Bản ( Nguồn – Internet)
 
Không gian xanh
Phong cách thiết kế Nhật còn luôn hướng đến sự gần gũi với thiên nhiên, cây cỏ. Vì với người Nhật, thiên nhiên luôn có sức mạnh chữa lành cực lớn ngay khi chúng ta nhìn thấy nó, sự tươi mát sẽ khiến tâm trạng ta tốt lên bất ngờ. Tùy vào diện tích của từng chủ nhà, nếu không thể đủ không gian thiết kế một khu vườn sau nhà, ta có thể để những chậu cây có tác dụng lọc không khí, hay những cây hoa có hương thơm thoang thoảng, thư thái trong phòng. Đây cũng là cách thiết kế nội thất mang đậm phong cách Nhật Bản.
 
 
Thiết kế nội thất phong cách hiện đại Nhật Bản - Gần gũi thiên nhiên ( Nguồn – Internet)
 
Thiết kế nội thất kết hợp yếu tố Zen
Zen là một tiếng Nhật có nghĩa là thiền. Đây là yếu tố được sử dụng một cách tối ưu, triệt để trong thiết kế nội thất hiện đại ở Nhật Bản. Nhật Bản là một trong những nước có áp lực học tập căng thẳng nhất thế giới. Theo số liệu từ Trung tâm Sức khỏe và Phát triển Trẻ em Quốc gia được Nippon tổng hợp năm ngoái 2021, hơn một nửa số học sinh phổ thông tại Nhật có dấu hiệu trầm cảm nhẹ trở lên. Đặc biệt, tỷ lệ trầm cảm tỷ lệ thuận với cấp học. Vì vậy người Nhật luôn chú trọng về thiết kế ngôi nhà của mình, họ mong muốn mái nhà sẽ là liều thuốc chữa lành hữu hiệu cho tâm hồn và tạo cho họ cảm giác muốn trở về. Đó là nguồn cơn cho sự xuất hiện của Zen trong phong cách thiết kế nội thất hiện đại Nhật Bản.
 
 
 Thiết kế nội thất phong cách truyền thống Nhật Bản  - Zen ( Nguồn – Internet)
 
Đặc điểm dễ nhận thấy về yếu tố Zen trong ngôi nhà bao gồm các mặt:
  • Ánh sáng tự nhiên nhất từ ánh nắng mặt trời nhẹ nhàng hắt vào qua các ô cửa sổ.
  • Mùi thơm nhẹ nhàng thoang thoảng từ thiên nhiên trong phòng như những lọ hoa, cây cảnh trong nhà tạo cảm giác ấm cúng, thư thái tuyệt diệu.
  • Đồ nội thất Zen đơn giản, không rối mắt tôn lên phong cách chủ đạo của thiết kế nội thất Nhật.
  • Chất liệu nội thất Zen thường từ gỗ, tre, mây hoặc sứ. Zen ẩn hiện từ những gì nhỏ bé, chi tiết nhất trong gian phòng.
  • Màu sắc chủ đạo với sự kết hợp hài hòa.
Trang chủ
Chuyên viên tư vấn
Phạm Duy

Phạm Duy

0988120166
KỸ THUẬT

KỸ THUẬT

0904.123.456
Nguyễn văn D

Nguyễn văn D

0904.123.456
Vị trí công ty
092.8630.666
messenger icon zalo icon